ĐẠO là BỔN PHẬN

04 Tháng Ba 202511:48 SA(Xem: 187)
ĐẠO là BỔN PHẬN

NGHIA VA VINH BAC CALIHai đồng đạo Trần Hòai Nghĩa và Vinh tại Ban Trị Sự Bắc California

Bài Trần Hoài Nghĩa (cư sĩ Chánh Tâm)

 

          Đạo là gì? Đạo () theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.

          Có rất nhiều lý tưởng, phương hướng và nguyên tắc khác nhau về Đạo; thí dụ: Thiên đạo, Nhơn đạo, Trí đạo, Tâm đạo... Tuy vậy, tất cả những con đường Đạo khác nhau đó có cùng chung một nền tảng cơ bản là dựa trên cái Thiện, cái Đẹp, Tự Nhiên trong sáng lành mạnh và Chân Chính để mưu cầu Hạnh Phúc và An Bình cho con người.

          Để có khái niệm rõ ràng hơn, chúng tôi xin trình bày định nghiã về chữ ĐẠO của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa trong quyển “Phật Học Phổ Thông” như sau:

“ĐẠO nghiã là gì ?- Chữ Đạo có ba nghiã: Đạo là con đường; Đạo là bổn phận; Đạo là lý tánh tuyệt đối, là bản thể.

        1)- Đạo là con đường, như người ta thường dùng trong chữ: Nhân đạo, Thiên đạo, Điạ ngục đạo, Ngạ quỷ đạo, Súc sanh đạo. Phàm là con đường thì có tốt, có xấu, có thiện ác.v.v…Theo Đạo Phật, hễ còn trong vòng đối đãi, thì không thể gọi là hoàn toàn rốt ráo.

        2)- Đạo là bổn phận, như người ta thường dùng những chữ: Đạo Vua tôi, Đạo Cha con, Đạo Thầy trò, Đạo vợ chồng v.v…Phàm là bổn phận thì thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán. Phong tục và tập quán của nước nầy không giống nước kia. Vì vậy, chữ Đạo là bổn phận cũng chưa đúng với nghiã chữ Đạo mà nhà Phật muốn nói.

          3)- Đạo là lý tánh tuyệt đối, là bản thể, nó lìa nói năng, không thể nghĩ bàn. Đức Lão Tử nói: “Đạo mà nói ra được, không phải là Đạo.” Xưa có người hỏi một vị Tổ sư: -“Đạo là gì?” Tổ sư đáp: -“Trước Phật Oai Âm vương, không có tên Phật và chúng sanh, lúc ấy chính là Đạo”

          Chữ Đạo của nhà Phật chính là đồng nghĩa với bản thể vậy.”

          Ở đây, chúng tôi xin mạo muội luận bàn cùng quí đồng đạo một trong ba ý nghĩa của chữ "Đạomà người tín đồ PGHH cần quan tâmđó là "Đạo Là Bổn Phận".

          Vì là Cư sĩ tại gia nên người tín đồ PGHH có rất nhiều bổn phận cần thi hành cho trọn vẹn, nên người ta thường gọi là hành Đạo.

Trong quyển Sáu, Đức Thầy dạy:

"Sách xưa có câu: "Thiên kinh vạn điển hiếu nghĩa vi tiên" (muôn vạn quyển kinh của Phật Thánh Tiên đều dạy sự hiếu nghĩa làm đầu). Hôm nay đã quy y đầu Phật tu niệm tại gia, ta hãy cố gắng vưng lời Thầy, Tổ đã dạy, lo tròn câu hiếu thảo.

          Đức Thầy Tây An thuở xưa thường khuyến khích các môn nhơn đệ tử rằng: Muốn làm xong hiếu nghĩa có bốn điều ân ta cần phải hy sinh gắng gổ mới mong làm trọn."

Rõ ràng, các Ngài đều dạy chúng ta phải đáp đền Tứ đại trọng ân, tức là làm bổn phận của mình.

Trước hết, đối với cha mẹ “ta có bổn phận phải vâng lời dạy dỗ, chăm sóc dưỡng nuôi, và khi cha mẹ qua đời thì phải tu cầu cho linh hồn cha mẹ được siêu sanh cõi thọ.”

Còn đối với tổ tiên, “ta đừng làm điều gì điếm nhục đến tông môn, nếu tổ tiên có làm điều gì gây họa đau thương cho con cháu, thì ta phải rán làm điều đạo nghĩa rửa nhục tổ đường, được như vậy mới làm tròn bổn phận.”

          Về nghĩa vụ đối với đất nước: “Ta cảm thấy có bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Rán nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho được trở nên cường thịnh. Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm."

Ngay cả đối với Tam Bảo, các Ngài cũng dạy:

          “Thế nên bổn-phận chúng ta là phải noi theo chí đức của tiền-nhân hầu làm sao trí-tuệ minh-mẫn đặng đi đến con đường giải-thoát, dẫn dắt giùm những kẻ sa cơ và nhứt là phải tiếp-tục khai thông nền Đạo đức đặng cái tinh thần từ-bi bác-ái được gieo rải khắp nơi nơi trong bá-tánh. Như thế mới chẳng phụ công trình vĩ-đại của Đức Phật và của tiền-nhân để lại và không đắc tội với kẻ đời sau vậy."

          Riêng đối với đồng bào và nhân loại, chúng ta đã thọ ơn họ rất nhiều, từ việc ăn mặc, nơi ở...vì vậy ta có bổn phận phải đền đáp cho họ. Như các Ngài giải thích:

"Vả lại, cái tình từ-bi bác-ái của Đức Phật mà ta đã nhận thức, rất thâm-huyền quảng-huợt. Cái tình ấy nó không bến không bờ, không phân biệt màu da, không phân biêt chủng-tộc; nó cũng không luận sang hèn và xóa bỏ hết các từng lớp đẳng cấp xã-hội mà chỉ đặt vào một Nhân-loại Chúng-sanh.

          Thế ra không có lý do gì chánh đáng để vì mình hay vì đồng-bào mình gây ra tai-hại cho các dân-tộc khác. Trái lại, hãy đặt vào họ một tư-tưởng nhân-hòa một tinh-thần hỉ-xả và hãy tự xem mình có bổn-phận giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn"

          Thật vậy, nếu mọi người làm việc gì cũng xét đến trách nhiệm và bổn phận của mình thì việc làm đó ít khi gây mâu thuẫn hoặc hiểu lầm với người khác. Và vì làm bổn phận thì không có sự so đo hơn thiệt, cao hay thấp, ít hay nhiều, mà chỉ làm với hết sức mình. Chính vì vậy, Đức Thầy khuyến tấn:

"Giúp đời đừng đợi trả ơn,

Miễn tròn bổn phận hay hơn bạc vàng."

(Sám Giảng, Q.3)

          Người tín đồ PGHH hành sử Tứ Ân theo tôn chỉ của ĐHGC cũng chính là làm bổn phận của mình, của một con người. Nếu làm người mà ta sống ích kỷ, vô cảm với nỗi khổ của người xung quanh, không thương xót giúp đỡ ai hết tức là ta đã không làm tròn bổn phận của mình, như lời Đức Thầy chê trách:

"Gặp ai mắc nạn cười chơi,

Chớ không ra sức giúp đời điều chi.

Hổ mình là bực tu mi,

Chưa tròn bổn phận mà ti tôn mình.”

                                                (Sám Giảng, Q.3)

          Và khi nhận biết mình có bổn phận phải làm tròn, thì đối với miệng đời thị phi, thương ghét, khen chê, đàm tiếu, cũng không làm mình xao xuyến lung lạc mà thối chuyển ý chí. Bởi vì như lời Đức Thầy chỉ dạy:

“Bỏ cái tánh tự cường tự trọng,

Gẫm cuộc đời cái bóng theo hình.

Tu hành đâu kể nhục vinh,

Ta làm bổn phận ngạo khinh mặc đời.”

                                                          (Bài: Thu Đã Cuối)

          Đồng thời, chúng ta cũng nên biết Đạo không chỉ đơn thuần là bổn phận  đền đáp ân nợ thế gian mà còn có bổn phận phải đền đáp ân nợ xuất thế gian nữa.

Trong bài  "TRONG VIC TU THÂN X K" Đức Thầy day:      

Sự lễ bái không đủ cho ta t ra mt tín-đồ chân thành của đạo Phật được. Tai sao vậy? 

Vì Đức Phật chng bao gi ng ý rằng "các người hãy ly th ta cho nhiu rồi ta sẽ độ giúp các người" mà trái lại, Ngài dạy rằng: "Các người nên hiu biết phn-s con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình". Thit-hành theo giáo-lý của Ngài thì Ngài sẽ hướng-dẫn và ủng-hộ vậy.

  Trong Chánh Tư Duy, Ngài dạy:

          "Tâm cần phải bình, tánh cần phải tịnh, giữ tư-tưởng cho thanh-cao, trí rán tìm cái Chân-lý, Chân-lý ấy là cái Đạo của mình đối với nhân-loại, của mình đối với Trời Phật, của mình đối với mình. Vì thế, phải đặt tư-tưởng mình vào công cuộc tìm phương cứu giúp sanh-linh trong vòng trầm-luân oan-nghiệt. Hãy tin tường Phật Trời và cầu nguyện đấng Thiêng-liêng ban-bố phước lành cho nhân chúng. Hãy tìm con đường giải-thoát cho mình bằng cách lạc Đạo-an-bần, xả thân tu tỉnh."

Và trong Chánh Tinh Tấn, Ngài cũng dạy:

“Vì vậy, chánh tin-tấn nầy khuyên hãy rán giữ đức-tin cho mạnh mẽ. Dầu các thị dục có lớn lao thế mấy, dầu cho có sức lực gì cám dỗ hay bức bách bỏ lòng tín-ngưỡng Phật Trời đặng theo việc khác, các sự ấy cũng chẳng thể lôi kéo được. Và ta luôn luôn phải nhớ đến công cuộc cứu vớt quần-sanh thoát nơi khổ-hải của Đức Thế-Tôn, phải nhớ rằng sanh-linh đang chìm đắm trong bể hồng-trần, rằng ngày giờ nào còn có kẻ trong chúng sanh chịu khổ thì ta cũng phải khổ vì họ vậy, rằng ta phải có bổn phận giác ngộ trần-gian bỏ những oan trái luân-hồi cay nghiệt. Muốn thế, trước hết phải tìm phương tự-giác, nhắm cảnh Niết-Bàn tấn tới; quyết chí tu thân đắc thành Đạo quả hầu dắt dìu bá-tánh thập phương xa miền tục-lụy...”

          Và muốn làm tròn bổn phận đền đáp ân nợ xuất thế gian, chúng ta phải cố gắng tu hành đến ngày thành công viên mãn:

"Ta là thân phận làm tôi,

Phải đền phải đáp cho rồi mới hay.

Mặc ai tranh luận đấu tài,

Khuyên dân hãy rán miệt mài chữ tu."

                                                 (Sám Giảng, Q.3)

          Đã biết được mình vì bổn phận phải đền ơn đáp nghĩa thế gian, vì bổn phận phải tu hành giải thoát đặng cứu vớt chúng sanh, theo lời Thầy Tổ đã chỉ dạy, thì sẽ không bị tâm vị kỷ nhân ngã làm chướng ngại trên đường tu tập của ta nữa:

“Ai thương ai ghét mặc tình,

Phận mình cứ giữ tâm mình cho ngay.”

                                       (Sám Giảng, Q.3)

          Trong một gia đình nếu tất cả các người con đều đem bổn phận của mình để đáp ơn cha mẹ thì gia đình sẽ rất hạnh phúc, mà anh em cũng rấy thuận hòa. Mỗi đứa con đều tùy khả năng của mình mà làm tròn bổn phận với cha mẹ, không nên có sự sanh nạnh lẫn nhau mà mất hết ý nghĩa.

          Cũng vậy trong một đoàn thể nếu tất cả mọi người đều lấy bổn phận của mình, tùy tài tùy sức để đóng góp cho đoàn thể, thì sẽ không có sự tranh dành, so đo, hơn thua, ít nhiều...vì thấy mình có bổn phận phải làm cho tròn.

Dó đó tư tưởng danh lợi, nhân ngã, vị kỷ sẽ không chen vào tâm tưởng của mình được.Và cũng không vì những thị phi mà thối chí nãn lòng như lời Đức Thầy căn dặn: “Chớ nản chí mà ngừng việc phải”.

Tóm lại, trong cuộc sống, muốn làm tròn bổn phận với những việc thường ngày,đời lẫn đạo,. Phải cố gắng tận tâm mới mong làm tròn. Vì lý do ấy mà tục ngữ ta có câu:

“Thứ nhất là tu tại nhà,

Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.” 

Trong Kim Cổ Kỳ Quang Ông Ba cũng nói:

“ Nhứt tu thị, nhị tu sơn”

          Vì vậy khi làm việc gì cũng phải để bổn phận lên trước, có như vậy chúng ta mới dẹp được ích kỷ, bản ngã, cá nhân. Sự cố gắng này sẽ đem lại cho chúng ta một phần thưởng chắc chắn là hoàn thành nhân đao, bươc dần lên đường Phật đao giải thoát. Đó cũng chính là một ý nghĩa trong nhiều ý nghĩa của chữ Đạo; đó là “Đạo là Bổn phận” vậy./.

Trước khi dứt lời chúng ta hảy cùng tâm niệm lời dạy của Đức Thầy:

“Lo bổn phận thảo ngay trọn vẹn

Chừng lập đời khỏi thẹn tấm thân”

( Vọng Bắc Hòa Nam)

Và:

“ Trau thân phận rạng danh hiếu để,

Thỏa dạ Thầy nơi chốn mây rồng”

(Nang Thơ Cẩm Tú)

Cuối cùng kính gởi đến quí đồng đạo 4 câu thơ thay cho lời chúc.

Đề tài chia sẻ cũng vừa xong,

Kính chúc đệ huynh an lạc lòng,

Phiền não vô minh tiêu sạch hết,

Trở về bản thể chủ nhơn ông.

Cảm ơn quí vị theo dõi đề tài chúng tôi chia sẽ .

Trân trọng kính chào

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô A Di Đà Phật.

San Jose, California

 

Cư Sĩ Chánh Tâm
NGHIA 2
Trần Hoài Nghĩa

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Ba 20258:10 CH(Xem: 191)
Xem lại trang sử bi hùng trong khoảng đời cứu dân cứu nước của Đức Thầy, chúng ta sẽ thấy lòng ái quốc thương dân rộng lớn vô biên của Ngài.
22 Tháng Chín 202411:21 SA(Xem: 2064)
Nguyên Giác Phan Tấn Hải: Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
28 Tháng Hai 202311:11 SA(Xem: 6692)
Trong bài thuyết-pháp “Trong Việc Tu Thân Xử Kỷ” của Đức Huỳnh Giáo-Chủ, chúng ta thấy rõ rằng: Nếu chỉ nặng về Trí thì trở nên xảo-trá ác-độc, mà cố thiên về Tâm thì thành ra si-mê tăm-tối.
12 Tháng Sáu 202211:22 CH(Xem: 6386)
Phật Giáo Hòa Hảo, một nền Đạo dân tộc qui nguyên Phật pháp, không chuộng hình tướng, cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực phù hợp với phong hóa nhân sinh do Đức Huỳnh Giáo Chủ, một vị Bồ Tát hóa thân truyền dạy từ năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, miền Tây Nam nước Việt.
12 Tháng Tư 201910:37 SA(Xem: 17271)
Đức Thầy cho biết trong thời gian Ngài vắng mặt, tín đồ phải chịu nhiều gian lao thử thách cam go, cũng là lúc lọc lừa coi "Ai thiệt tánh ai người giả đạo", "Ai thảo hiền ai lỗi đạo nhà".
28 Tháng Ba 201912:51 SA(Xem: 9095)
Mai Thanh Tuấn: Đi vào đường hướng tu tập và giáo lý nội tại Tôn giáo, Đức Huỳnh Giáo Chủ chủ trương cho người tín đồ tu học tại gia, vừa tự lực cánh sinh tạo ra cơ sở vật chất vừa quyết chí hành thiện để trau luyện tinh thần.
25 Tháng Mười Hai 201810:23 CH(Xem: 18969)
Châu Lang: Gần một thế kỷ trôi qua, theo thông lệ hằng năm, cứ mỗi độ Đông tàn tiết trời trở nên se lạnh, hầu hết tín đồ gần xa khắp mọi miền đất nước và đồng đạo hải ngoại đó đây rất hân hoan náo nức,như có sức vô hình thôi thúc tâm hồn ngưỡng vọng dâng cao, hướng về vùng Thánh Địa linh thiêng, hưởng ứng Đại Lễ Kính Mừng Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ.
24 Tháng Tám 20182:07 SA(Xem: 16649)
Hằng năm cứ mỗi độ thu về, mọi người đều háo hức đón chào ngày lễ “Vu Lan Bồn”, noi theo sự tích Mục Kiền Liên cứu Mẹ.
23 Tháng Sáu 20185:36 SA(Xem: 17418)
Ngày 18 tháng 5 âl là ngày tràn ngập niềm vui, là ngày hằng triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cùng hòa nhịp con tim, hàng hàng lớp lớp lũ lượt về Thành Đô Đạo Đức. Đó là Thánh Địa Hòa Hảo (sảnh đường Kim Sơn Phật),
30 Tháng Giêng 201810:21 SA(Xem: 19796)
Nguyễn Văn Lía: Xưa Đức Phật từng bảo : “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh”. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Hiểu như thế nên có người hỏi: Như vậy tại sao chúng sanh chẳng thành Phật ?
100,000